Theo phong tục tập quán của người dân tộc Bru-Vân Kiều trong mâm cúng tổ tiên mỗi dịp cưới hỏi, hay dịp lễ Tết hoặc có việc quan trọng đều không thể thiếu món bánh Ayớh. Bánh là sự tượng trưng cho những điều tốt đẹp nhất và sẽ phân phát cho tất cả mọi người cùng hưởng.
Để làm được món bánh Ayơh dẻo thơm, nguyên liệu gồm có gạo nếp, mè đen và muối. Nếp phải là loại ngon, do người Bru-Vân Kiều trồng thường thường là lúa rẫy. Nếp trước khi đưa vào nấu được đãi sạch, ngâm qua một đêm rồi đem lên hốt bằng mẹt mà người đồng bào tự đan. Mè đen trộn với một ít muối rồi cho lên bếp than rang đều, giữ lửa vừa, đến khi nào mè tỏa mùi thơm phức thì ngừng rang. Sau khi xôi chín được cho vào cối giã cùng với mè đen. Để bánh dẻo, mịn, khi giã phải đều tay, đến khi xôi và mè hòa chung thành một màu đen sẫm thật nhuyễn. Sau đó, lấy bánh ra dùng tay phết đều lên mâm (tre, nhôm, đồng) đến khi nào bánh được vun đều, tròn đầy thì thôi. Những người được chọn cho việc giã bánh là những người phụ nữ, người đàn ông có sức khỏe tốt.
Cuộc thi
giã bánh ayớh của chị em phụ nữ Bru - Vân Kiều trong các ngày hội
Theo quan
niệm người Bru – Vân Kiều bánh Ayớh trong đám cưới phải làm theo số chẵn, thường
là 6-8-10 cái, thể hiện tình cảm đôi lứa. Bánh ngon khi vừa mới làm xong, chỉ cần
vót một con dao tre nhỏ, cắt từng miếng bánh ra, có thể ăn kèm thịt nướng và
rau rừng. Mùi vị của bánh Ayơh có hương thơm dịu nhẹ của mùi nếp nương như mối
tình tinh khôi, mộc mạc của đôi trai gái. Bánh có sự dẻo dai như lời cầu mong của
“mẹ lúa” đến sự gắn kết thủy chung, keo sơn đến “đầu bạc răng long” cho đôi nam
nữ...Sau khi làm phong tục xong người Bru – Vân Kiều sẽ cắt bánh Ayớh ra thành
từng miếng nhỏ phân phát cho mọi người cùng ăn và biếu những người ở xa mang về,
nhằm bày tỏ sự hiếu khách và chức mọi người ai cũng bình an, no ấm, đủ đầy như
bánh Ayớh. Ngày xưa, người Bru-Vân Kiều
quan niệm, bánh Ayớh là của lễ thiêng liêng, chỉ thần linh mới được hưởng thụ.
Nhưng sau này, họ sử dụng bánh Ayớh thường xuyên hơn trong các lễ cưới, lễ hội.
Theo phong tục của người dân tộc Bru-Vân Kiều, trong ngày cưới, nhà gái phải
gùi bánh Ayớh và xấn (váy) qua nhà trai để làm lễ tiễn con gái về nhà chồng. “Bất
kỳ một đám cưới nào của người Bru-Vân Kiều không thể thiếu bánh Ayơh, phải có
bánh này thì mới được phép tổ chức các lễ tiếp theo”.
Ngày nay, dù nhịp sống đã có nhiều thay đổi
và theo lẻ tự nhiên cộng đồng người Bru – Vân Kiều cũng có nhiều thay đổi cả về
đời sống và phong tục tập quán. Nhưng đối với riêng bánh Ayớh, nó còn mãi
nguyên giá trị, ngày càng được phổ biến hơn và mãi trường tồn theo thời gian,
trong từng nhịp sống của cộng đồng người
Bru – Vân Kiều.
Ngọc Tình - NT
- Lễ hội Ariêu piing người Pa Kô huyện Hướng Hóa được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- KHAI MẠC TẬP HUẤN XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ SINH HOẠT VĂN HÓA DÂN GIAN
- Đôi vợ chồng trẻ mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình chuối sấy dẻo
- Nghệ nhân góp phần gìn giữ và bảo tồn nghề đan lát truyền thống người Vân Kiều, Pa Kô huyện Hướng Hóa
- Nỗ lực bảo tồn văn hoá dân tộc Pa Kô
Đang truy cập: 1925
Hôm nay: 11,243
Trong tuần: 81,644
Trong tháng: 114,265
Tổng lượt truy cập: 5,417,869