Đối với cộng đồng người dân tộc Pa Kô ở xã Lìa, huyện Hướng Hoá, ông Hồ In ( Côn Giới) ở thôn Kỳ Nơi được coi như là một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc mình. Ông dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu, bảo tồn những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Pa Kô, đặc biệt là am hiểu sâu và thực hành thành thạo về các điệu dân vũ, các làn điệu dân ca và tất cả các loại nhạc cụ của người Pa Kô.
Nỗ lực bảo tồn văn hoá dân tộc Pa Kô
Đối với cộng đồng
người dân tộc Pa Kô ở xã Lìa, huyện Hướng Hoá, ông Hồ In ( Côn Giới) ở thôn Kỳ
Nơi được coi như là một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc mình. Ông dành cả cuộc
đời mình để nghiên cứu, bảo tồn những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Pa Kô, đặc
biệt là am hiểu sâu và thực hành thành thạo về các điệu dân vũ, các làn điệu
dân ca và tất cả các loại nhạc cụ của người Pa Kô. Bằng vốn hiểu biết đó, ông Hồ
In tích cực truyền dạy lại cho thế hệ sau, sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn cho người
khác khi muốn tìm hiểu, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá của dân tộc mình.
Tuy năm nay sắp
bước qua tuổi bảy mươi, nhưng ông Hồ In vẫn còn rất khoẻ mạnh mà minh mẫn. Hàng
ngày bận bịu lên nương lên rẫy, nhưng đêm về, bên căn nhà sàn nhỏ của gia đình,
ông Hồ In vẫn hát các làn điệu dân ca và chơi nhạc cụ cho con cháu nghe. Điều
đó lâu nay đã dần trở thành thói quen, vừa là cách ông giải trí sau một ngày
lao động vất vả, và cũng vừa là cách dạy cho con cháu làm quen với những làn điệu
dân ca và các loại nhạc cụ của dân tộc, giáo dục cho con cháu về ý thức trách
nhiệm giữ gìn văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
Ông Hồ In cho biết: “Người Pa Kô chúng tôi có nhiều nét văn hoá rất đặc sắc, nhưng ngày càng có nguy cơ mất đi. Tôi muốn các thế hệ kế tiếp hiểu được văn hoá truyền thống của dân tộc mình, có trách nhiệm giữ gìn và tiếp tục phát huy nên tôi thường xuyên động viên con cháu học hỏi, tôi cũng sẵn sàng chỉ dạy cho thành viên của các đội văn nghệ của xã Lìa để họ nâng cao hiểu biết về văn hoá dân tộc cũng như tham gia tốt các hoạt động văn hoá văn nghệ tại địa phương”.