Tin tức - Sự kiện

Với niềm đam mê đặc biệt với nghề dệt, anh Hồ Văn Hồi bản Pa Nho, Khối 6, thị trấn Khe Sanh, tạo nên những sản phẩm thổ cẩm đặc sắc góp phần gìn giữ nghề dệt truyền thống người Bru - Vân Kiều.

Với niềm đam mê đặc biệt với nghề dệt, anh Hồ Văn Hồi bản Pa Nho, Khối 6, thị trấn Khe Sanh, tạo nên những sản phẩm thổ cẩm đặc sắc góp phần gìn giữ nghề dệt truyền thống người Bru - Vân Kiều.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường đã khiến nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Bru Vân Kiều dần mai một, hình ảnh người dân bên khung cửi dần trở thành xa lạ của thế hệ trẻ thế mà anh Hồ Văn Hồi vẫn âm thầm ngày đêm miệt mài bên khung cửi nhằm gìn giữ nghề truyền thống của đồng bào mình ở lại với bản làng.

Huyện Hướng Hóa gồm 21 xã, thị trấn, với 149 thôn, bản, khu phố. Tính đến cuối năm 2022, tổng dân số toàn huyện có 22.942 hộ với 102.019 khẩu, gồm có 03 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều, Pa Kô; trong đó người dân tộc thiểu số có 10.481 hộ với 50.967 khẩu, chiếm tỷ lệ 49,95% dân số. Với đặc thù là huyện miền núi, dân cư phân bố không đồng đều, đồng bào các dân tộc thiểu số tập trung sinh sống chủ yếu ở vùng đồi núi, sườn dốc, địa hình phức tạp. Tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng nơi đây, người Bru Vân Kiều có đời sống hóa văn hóa lễ hội rất phong phú, đặc sắc riêng, như Lễ hội Arieuping, Lễ hội Mừng lúa mới, Lễ cúng Trời, Lễ hội Mừng làng mới, Lễ hội Cồng Chiêng… tại các lễ hội, các sự kiện quan trọng của gia đình hoặc của bản làng, người Vân Kiều thường mang trang phục truyền thống của dân tộc mình. Trang phục trang phục người Bru Vân Kiều chọn tông màu đen, xanh sẩm làm màu nền chủ đạo với các hoa văn hình tam giác, lúc giác  quanh viền áo; chủ đề hoa văn trang phục người Vân Kiều cũng được khéo léo lựa chọn là hình ảnh cây, lá, con vật gần gũi với đời sống hàng ngày với mong ước cuộc sống hài hòa với thiên nhiên, nương rẫy, núi rừng nơi người dân sinh sống.

 

                                    Hình ảnh trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Anh Hồi chia sẻ, hiện nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến nghề dệt thổ cẩm dần mai một, khó có sức cạnh tranh. Giờ đây, các trang phục truyền thống được bán nhiều trên thị trường đa dạng về hình thức, mẫu mã đẹp và giá lại rẻ.  Nghề dệt thổ cẩm của người Vân Kiều đang đứng trước nguy cơ bị lãng quên, mai một. “Cũng không biết nghề dệt thổ cẩm bắt đầu từ đâu, từ ông bà, bố anh đã sinh ra đã gắn với chiếc khung cửi, cứ truyền từ đời này sang đời khác trong mỗi gia đình, trước đây nguyên liệu để dệt thổ cẩm được làm từ sợi bông và màu sợi nhuộm từ vỏ cây”. Để dệt một tấm thổ cẩm đẹp, người nghệ nhân cần có sự tỉ mỉ, cần cù, tư thế ngồi song song với khung dệt, chân phải đạp mạnh, tay chắc để cho tấm vải bền và cứng. Ngoài ra, tùy năng khiếu, sở thích của từng người, mỗi tấm thổ cẩm có nét hoa văn riêng thể hiện sự sáng tạo, đổi mới, cách tân về màu sắc, phụ kiện bắt mắt phù hợp với văn hóa hiện đại và sở thích của người mặc. Hiện nay, các sản phẩm của anh không chỉ dệt thổ cẩm cho các thành viên trong gia đình mà còn dệt thổ cẩm để bán cho người dân khi họ cần trong các nghi lễ truyền thống, cưới, hỏi…

Ngoài nghề dệt truyền thống, anh Hồ Văn Hồi còn là trưởng Nhóm cồng chiêng bản Pa Nho, là tấm gương sáng trong công tác bảo tồn, truyền dạy các hoạt động văn hóa truyền thống của người Bru - Vân Kiều như dạy cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống cho con em, bà con dân tộc thiểu số ở các thôn, bản trong huyện.

Sự yêu nghề, đam mê, gắn bó với nghề của Hồ Văn Hồi sẽ là tấm gương sáng góp phần trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của nghề dệt thổ cẩm truyền thống, gìn giữ nét đẹp truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều huyện Hướng Hóa.

                                                                 Ngọc Tình - NT 

Đang truy cập: 3859

Hôm nay: 245

Trong tuần: 93,516

Trong tháng: 126,137

Tổng lượt truy cập: 5,429,741