Tin tức - Sự kiện

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn huyện Hướng Hóa luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tổ chức triển khai Dự án 6 về bảo tồn, phát huy văn hóa thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi.

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn huyện Hướng Hóa luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tổ chức triển khai Dự án 6 về bảo tồn, phát huy văn hóa thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi.

Huyện Hướng Hóa có tổng diện tích 115.235,72 ha, chiếm khoảng ¼ diện tích toàn tỉnh Quảng Trị, gồm 21 xã, thị trấn, với 149 thôn, bản, khu phố. Tính đến cuối năm 2022, tổng dân số toàn huyện có 22.942 hộ với 102.019 khẩu, gồm có 03 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều, Pa Kô; trong đó người dân tộc thiểu số có 10.481 hộ với 50.967 khẩu, chiếm tỷ lệ 49,95% dân số. Có văn hóa có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phi vật thể phong phú, đặc sắc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Vân Kiều – PaKô.

Những năm trở lại đây Hướng Hóa là địa phương có nhiều điểm nhất trong phát triển du lịch của tỉnh nhà, với hệ thống các danh lam thắng cảnh đẹp, có tiềm năng lớn phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng với nhiều  lễ hội, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống... như Lễ hội mừng lúa mới, lễ hội Arieu ping của dân tộc Vân Kiều – PaKô; nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nghề đan lát; đời sống văn hóa đặc sắc như tục đi sim, cưới hỏi, các làn điệu dân ca phong phú như KLơi, oát – xà – nớt, cha chấp và các nhạc cụ truyền thống như Sáo, khèn bè, đàn ta lư, thanh la, chiêng, tù và… Đó là vốn quý về văn hóa phi vật thể, tô đậm thêm bức tranh văn hóa nhiều màu sắc cho địa phương.


Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với nhiều chương trình, dự án đã được đầu tư trên địa bàn, thông qua đó đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh. Cùng với các lĩnh vực, một trong những vấn đề luôn được địa phương quan tâm đó chính là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Hướng Hóa, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã luôn bám sát, thực hiện các nội dung theo Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 28/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hướng Hóa về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa;  Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 và Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2030, từ năm 2022 đến nay Phòng đã tổ chức triển khai 8 lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể (nghệ thuật trình diễn cồng chiêng, hát dân ca của đồng bào dân tộc Vân Kiều) tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hướng Hoá. Theo Kế hoạch, đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành thêm 2 lớp truyền dạy. Năm 2024, sẽ tiếp tục tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch; hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một của dân tộc Vân Kiều – Pa Kô huyện Hướng Hóa.


Đồng thời, trong thời gian tới sẽ xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận; Xây dựng điểm sáng văn hóa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tại các vùng có đông đảo bà con DTTS sinh sống trên địa bàn huyện, làm nòng cốt nhân rộng lan tỏa tại các địa phương.

Với nguồn hỗ trợ kinh phí từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025), đây sẽ là trợ lực quan trọng để địa phương thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

                                                                                               H.N.Tình - NT

Một số hình ảnh về văn hóa phi vật thể người Bru – Vân Kiều

 

        

Đang truy cập: 3962

Hôm nay: 4,565

Trong tuần: 97,836

Trong tháng: 130,457

Tổng lượt truy cập: 5,434,061