Tin tức - Sự kiện

Người Bru- Vân Kiều đã sinh sống lâu đời ở huyện Hướng Hóa, họ có một nền văn hóa đặc sắc, hiện nay vẫn còn gìn giữ nhiều giá trị truyền thống đặc trưng ở các bản làng. Tuy qua thời gian đã ít nhiều đã có sự biến đổi, song lễ truyền thống tục hôn nhân của cộng đồng vẫn được bảo lưu nhiều giá trị độc đáo, riêng biệt không mai một.

Người Bru- Vân Kiều đã sinh sống lâu đời ở huyện Hướng Hóa, họ có một nền văn hóa đặc sắc, hiện nay vẫn còn gìn giữ nhiều giá trị truyền thống đặc trưng ở các bản làng. Tuy qua thời gian đã ít nhiều đã có sự biến đổi, song lễ truyền thống tục hôn nhân của cộng đồng vẫn được bảo lưu nhiều giá trị độc đáo, riêng biệt không mai một.

Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô. Mỗi dân tộc đều có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt là văn hóa dân gian. Riêng ở tỉnh Quảng Trị, đồng bào Vân Kiều có khoảng hơn 55.000 người. Bà con cư trú chủ yếu ở hai huyện miền núi là Hướng Hóa và Đakrông.

          Đời sống tâm linh của đồng bào Vân Kiều độc đáo và đặc sắc, không chỉ được người dân bản địa quan tâm mà có những nhà khoa học quốc tế cũng chú ý đến vấn đề này. Cũng như các dân tộc khác, người Bru – Vân Kiều quan niệm hôn nhân là một việc hệ trọng, có tính quyết định cả cuộc đời con người nên các nghi thức của lễ cưới được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo truyền thống để lại.

          Lễ tục “cúng cơm tân hôn” của người Bru – Vân Kiều được chọn và phục dựng biểu tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Bình Định từ ngày 8-10/9/2023 để giới thiệu và giao lưu văn hóa đến đồng bào các dân tộc 11 tỉnh miền Trung.


 

          Hôn nhân của người Vân Kiều là gái về ở và nhập họ nhà trai, là hôn nhân ngoài dòng họ thuận một chiều qua ba dòng họ, tuyệt đối không được lấy ngược trở lại, (chỉ có được lấy con gái cậu chứ không được lấy con gái cô). Hôn lễ được tiến hành hai lần cưới, là cưới xuống được tổ chức tại nhà trai và cưới lên tổ chức tại nhà gái.

Nội dung chính của lễ tục được phục dựng trình diễn tại Lễ hội được chia làm 2 trường chính

Trường 1: Cảnh nhà trai đón tiếp nhà gái, đưa cô dâu. Diễn ra tại nhà trai. 

Trường 2: Các nghi thức cúng cơm tân hôn của gia đình họ nhà trai.

Đây là phần quan trọng nhất trong hôn nhân của đồng bào Vân Kiều từ xưa tới nay. Có hai ý nghĩa: Thứ nhất là kết nạp cô dâu vào họ nhà trai, thứ hai là công nhận đôi trai gái này chính thức là vợ chồng. Ông trưởng họ hay chủ hộ nhà trai làm lễ cúng cơm tân hôn  “Pacha đổi” để  công nhận họ trở thành vợ chồng trước dòng họ và dân làng...

Link:

Video phục dựng lễ tục “cúng cơm tân hôn” của người Bru – Vân Kiều huyện Hướng Hóa được ghi lại tại Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc miền Trung, lần thứ IV năm 2023. Link tai đây! https://youtu.be/2-I62uLSidk?si=vwR-oQAGuLdmJ7JA

Ngọc Tình - NT

Đang truy cập: 3786

Hôm nay: 9,643

Trong tuần: 102,914

Trong tháng: 135,535

Tổng lượt truy cập: 5,439,139