Từ xa xưa đến nay, cây lúa luôn gắn kết với đời sống của đồng bào dân tộc Vân Kiều trên dãy Trường Sơn. Do cuộc sống của bà con luôn gắn với núi rừng, nương rẫy, điều kiện canh tác khó khăn, nên họ luôn mong ước về sự no đủ. Sự ra đời của lễ hội Mừng lúa mới cũng bắt nguồn từ đó.
Hướng Hóa là một huyện miền núi với hơn 50% dân
số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Vân Kiều chiếm phần lớn, sống
phân bổ hầu khắp trên địa bàn huyện. Người Vân Kiều gắn bó lâu đời với núi rừng,
nương rẫy nơi đây. Chính môi trường sống đó đã dần hình thành nên những nét văn
hóa hết sức độc đáo, gắn liền với bà con từ đời này sang đời khác.
Từ xa xưa đến nay, cây lúa luôn gắn kết với đời sống của đồng bào dân tộc Vân Kiều trên dãy Trường Sơn. Do cuộc sống của bà con luôn gắn với núi rừng, nương rẫy, điều kiện canh tác khó khăn, nên họ luôn mong ước về sự no đủ. Sự ra đời của lễ hội Mừng lúa mới cũng bắt nguồn từ đó. Đây dịp để bà con báo cáo với thần linh, rằng đã đến thời gian thu hoạch vụ mùa, và xin tạ ơn thần linh đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, đem đến vụ mùa bội thu. Và đây cũng là dịp để kết nối tình cảm trong các gia đình, dòng họ và cộng đồng người Vân Kiều.
Tái hiện cảnh tuốt lúa rẫy tại Lễ phục dựng Lễ hội mừng lúa mới của người Vân Kiều
Khi
bắt đầu vụ mùa, chủ dòng họ, hoặc chủ mỗi hộ gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật cúng tổ
tiên, báo cáo về việc sắp bắt đầu lên rẫy thu hoạch lúa. Sau đó sẽ báo cho các
thành viên trong gia đình, dòng họ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để lên rẫy
tuốt lúa mang về nhà. Ngay từ lúc sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp
thức giấc, và khi con chim trên rừng còn chưa cất tiếng hót, các chàng trai cô
gái Vân Kiều đã lên nương lên rẫy. Dụng
cụ mang theo đó chính là Achói và A giăng, tức là Gùi và giỏ. A chói và A giăng
được bà con tự tay thiết kế từ những vật liệu sẵn có từ thiên nhiên, như tre và
mây rừng, có hình dáng nhỏ gọn, được buộc
một bên hông để đựng lúa một cách thuận tiện nhất, hạn chế triệt để sự rơi vãi
của hạt lúa.
Lúa sau khi tuốt từ rẫy đem về nhà, sẽ được để ít nhất 3 ngày rồi mới đem giã. Trong khoảng thời gian đó, lúa sẽ được bà con đem phơi khô, sảy, tràng làm sạch, chọn lọc những hạt lúa chắc mẩy nhất đem cất vào kho. Công đoạn giã gạo thường là công đoạn được người phụ nữ trong gia đình, bản làng đảm nhận. Sau khi lúa đã được phơi khô, làm sạch, sẽ được cho vào cối lớn bằng gỗ để giã. Với đôi bàn tay khéo léo, nhưng cũng không kém phần mạnh khỏe, rắn chắc, các chị, các mẹ Vân Kiều đã tạo ra thành phẩm là những mẹt gạo trắng trẻo, thơm nồng….
Ẩm
thực phục vụ cho lễ cúng Mừng lúa mới của người Vân Kiều được chuẩn bị rất chu đáo. Lễ vật dâng cúng
chính là những sản vật từ núi rừng, nương rẫy, sông suối như: lợn, gà, cua,
cá, mật ong rừng, Sóc rừng, cá suối, rau củ… Từ những sản vật
này, các chàng trai cô gái phân công nhau đảm nhận các phần việc cụ thể để hoàn
thiện mâm cúng cũng như các món đãi khách. Nam giới thì làm gian nước, gian củi,
gian bếp, làm gà, làm heo, làm cá, ... Rồi thì nướng cá, hấp cá, gùi cá ống; nướng
thịt, luộc thịt, gùi ống thịt lợn; nướng gà, luộc gà, nướng đọt mây, hui cơm
lam, rót rượu cần, rượu trắng. Nữ giới thì làm tất cả các loại gia vị, bóp giá
vị cho các món ăn theo từng loại; ngâm gạo, ngâm nếp để nấu cơm, nấu xôi; luộc
sắn, luộc ngô, luộc khoai..., chuẩn bị chu đáo lễ vật dâng cúng, làm sao đảm bảo
yếu tố hấp dẫn, đẹp mắt và an toàn thực phẩm.
Sau
khi đã chuẩn bị xong, lễ vật sẽ được đặt
vào mâm và dâng lên nhà sàn chính để tiến hành lễ cúng. Bàn thờ được sắp xếp gọn
gàng ngăn nắp, nắm lúa chắc mẩy nhất được rước về nhà từ trước đã được bày biện
lên vị trí trang trọng, kèm theo một ít hoa rừng trang trí. Cùng với các lễ vật
dâng cúng bao gồm heo, gà, cua, cá, sóc, các loại nông sản... thì phần dâng
cúng không thể thiếu đó là khăn, áo, váy, và một số trang sức của người phụ nữ
Vân Kiều bởi người Vân Kiều quan niệm rằng
thần lúa là một vị thần nữ. Thành phần tham gia tại nghi lễ cúng có đầy đủ đại
diện các hộ gia đình trong dòng họ. Khi lễ vật đã được bày biện xong, cũng là
lúc chủ họ hoặc người lớn tuổi, có uy tín trong dòng họ sẽ thực hiện nghi lễ cúng bái, khấn vái Tổ tiên
và mời các vị thần linh, như: thần lúa, thần trời, thần sông suối, thần cây cối
về dự lễ. Báo cáo tình hình sản xuất sau khi kết thúc vụ mùa, đồng thời tạ ơn
thần linh đã cho bản làng một năm mưa thuận gió hòa.
Trình bày xong bài khấn vái thì chủ lễ sẽ tiến hành gieo quẻ, nếu kết quả một sấp một ngữa thì coi như thần linh đã nghe thấu lời khấn cầu. Nếu cả hai cùng sấp hoặc cùng ngửa thì có nghĩa là thần linh chưa nghe thấu, và người chủ lễ sẽ tiến hành khấn vài tiếp, cho đến lúc nào được thần linh chấp nhận, ứng vào quẻ thì mới thôi. Kết thúc nghi lễ cũng bái, chủ lễ sẽ có các mâm lễ riêng dành mời cho các đoàn khách khác nhau, để cảm ơn các vị khách đã đến chung vui cùng dòng họ. Mỗi mâm lễ bao gồm 1 con gà và 1 chai rượu trắng.Các đoàn khách sẽ chung vui li rượu trắng với các thành viên trong dòng họ ngay tại nhà sàn chính diễn ra lễ cúng.
Lễ cúng chính tại Lễ hội mừng lúa mới của người Vân Kiều
Sau
phần lễ đã được thực hiện xong, cũng là lúc bắt đầu phần hội. Tất cả cá thành
viên trong dòng họ cũng khách mời ngồi xen kẽ nhau bên chiếu rượu cần, cùng cất
lên lời ca tiếng hát mừng vụ mùa lúa mới. Phần hội được coi như một bản hòa tấu
độc đáo, là sự hòa trộn giữa âm thanh của khèn bèn, đàn dây, đàn ta lư trong trẻo;
tiếng khèn, tiếng sáo réo rắt… cùng tiếng hát lúc trầm luc bổng của các làn điệu
tà oải, oát và xà nớt, bày tỏ niềm vui mừng phấn khởi vì được vụ mùa bội thu.
Lễ
hội mừng lúa mới có truyền thống từ lâu đời, gắn với bản sắc văn hóa phi vật thể,
đó là sự phản ánh từ bên sâu tâm hồn của người Vân Kiều, thể hiện mong ước về một
vụ mùa tốt tươi, một năm mới đầy hứa hẹn về sự no đủ, thóc lúa đầy bồ, bản làng
bình yên.
Thanh
Huyền
- Hướng Hóa đẩy mạnh bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Vân Kiều - PaKô
- Hướng Hóa đẩy mạnh bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Vân Kiều - PaKô
- HƯỚNG HOÁ: HỘI THẢO QUẢNG BÁ CÀ PHÊ KHE SANH
- Khai mạc lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian tại xã Ba Tầng, huyện Hướng Hoá
- THANH NIÊN HƯỚNG HOÁ RA QUÂN HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH “LÀM CHO THẾ GIỚI SẠCH HƠN” NĂM 2023
Đang truy cập: 3752
Hôm nay: 3,285
Trong tuần: 96,556
Trong tháng: 129,177
Tổng lượt truy cập: 5,432,781