Ở miền tây tỉnh Quảng Trị, đồng bào Bru Vân Kiều có khoảng hơn 55.000 người, chiếm gần 10% tổng dân số toàn tỉnh. Bà con cư trú chủ yếu ở hai huyện miền núi là Hướng Hóa và Đakrông. Đời sống tâm linh của đồng bào Bru Vân Kiều độc đáo và đặc sắc, tái hiện về đời sống thực tế của họ.
Ở miền tây tỉnh Quảng Trị, đồng bào
Bru Vân Kiều có khoảng hơn 55.000 người, chiếm gần 10% tổng dân số toàn tỉnh.
Bà con cư trú chủ yếu ở hai huyện miền núi là Hướng Hóa và Đakrông. Đời sống
tâm linh của đồng bào Bru Vân Kiều độc đáo và đặc sắc, tái hiện về đời sống thực
tế của họ.
Theo quan niệm cổ truyền của người đồng bào Bru Vân Kiều, vạn vật quanh ta đều có linh hồn, đều được ông trời ban cho, nên trước khi làm việc gì cũng phải xin thần linh cai quản. Vì thế mà cứ 5 năm hoặc 10 năm các dòng họ người Bru Vân Kiều lại tổ chức cúng tế vị thần cai quản hay trông coi vùng đất mình sinh sống, được gọi theo tiếng người bản địa là “ Tức ka nịa”. Trong lễ cúng vị thần cai quản này, người Bru Vân Kiều tổ chức trang trọng và rất lớn. Trong đó, có tổ chức lễ hội đâm trâu, nhảy múa, hát hò… Để tạ ơn thần linh đã ban nhiều điều phước lành cho người dân trong bản. Người đồng bào Bru Vân Kiều quan niệm vật linh luận nên thờ cúng nhiều vị thần. Cao nhất là Yang (Trời) rồi đến các vị thần núi (hay còn gọi là vị thần cai quản), vị thần nước, thần sông, thần lúa... và họ cũng cho rằng mỗi người sống đều có linh hồn nên thờ thần bản mệnh, vì thế cứ vài năm hoặc vài chục năm người Bru Vân Kiều lại cúng thần bản mệnh một lân. Vì thế khi chúng ta vào nhà bà con Vân Kiều sẽ thấy cái bát bỏ trong các giỏ tre, ấy là vật thờ thần bản mệnh cho từng người.
Khi
có người chết, đồng bào sẽ làm đám ma. Đến khi chôn, họ đưa vào rừng ma, kèm
theo một số vật dụng như gùi, chén bát... cho người đã khuất. Sau khi chôn, họ
vội vã đi như chạy theo hướng khác vì sợ ma đuổi theo về nhà. Rừng ma đối với họ
là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Không ai được chặt cây, làm đất... ở rừng
ma. Hai nghi lễ phổ biến của đồng bào Vân Kiều là khấn và thổi. Ngoài ra còn có
lễ dậm nhà, cột hồn bản mệnh, cúng người đã khuất. Trong các dịp lễ cúng là lúc
mà người Bru Vân Kiều thường trao đổi và giao lưu văn nghệ như: Cồng chiêng,
hát giao duyên, sa nớt, uát, a dên…
Đời
sống tâm linh của đồng bào Vân Kiều rất phong phú và có nhiều điều đặc sắc cần
tìm hiểu và bảo tồn. Những hủ tục lạc hậu, mê tín không có giá trị thì nên bỏ,
còn những mỹ tục, có ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh, tín
ngưỡng thì rất nên bảo tồn để gìn giữ bản sắc văn hóa của đồng bào. Đây cũng là
việc làm quan trọng cần được quan tâm trước mắt cũng như lâu dài đối với đồng
bào các dân tộc thiểu số vùng cao.
Ngọc Tình - NT
- Tấm gương vượt khó làm giàu của một nông dân Vân Kiều
- Hội nông dân xã Tân Lập tổ chức điểm tuyên truyền bảo vệ môi trường
- “La - Pê”- tục cúng cầu may của đồng bào Vân Kiều ở xã Hướng Lập
- Độc đáo trang phục truyền thống người Bru-Vân Kiều trong dịp lễ hội, ngày cưới và đời sống thường ngày
- TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN TẠI XÃ THANH
Đang truy cập: 1858
Hôm nay: 589
Trong tuần: 4,602
Trong tháng: 50,105
Tổng lượt truy cập: 5,877,245