Người Bru - Vân Kiều huyện Hướng Hóa, có văn hóa có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa phi vật thể phong phú, đặc sắc, đặc biệt là còn gìn giữ được trang phục truyền thống đẹp đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc địa phương.
Người Bru - Vân Kiều huyện
Hướng Hóa, có văn hóa có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa phi vật thể
phong phú, đặc sắc, đặc biệt là còn gìn giữ được trang phục truyền thống đẹp đậm
đà bản sắc văn hóa dân tộc địa phương.
Người Bru-Vân
Kiều xưa chưa biết trồng bông dệt vải, họ đã lấy vỏ cây xui về làm áo, làm khố
để mặc. Ngày nay, bằng những bàn tay khéo léo, cũng với những nguyên liệu sẵn
có trong tự nhiên, với sự sáng
tạo, đổi mới, cách tân về màu sắc, phụ kiện bắt mắt, phù hợp với văn hóa hiện đại
và sở thích của người mặc, các nghệ nhân Vân Kiều đã sáng tạo nên những
bộ trang phục truyền thống rất đẹp và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần
tô điểm thêm sự độc đáo của nền văn hóa phong phú, đa dạng trong thống nhất của
54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.
Trang phục của
dân tộc Bru - Vân Kiều có nhiều màu sắc, nhưng chủ đạo là hai màu đen, xanh sẩm,
khăn đam đỏ và các hoa văn nhiều màu sắc hình tam giác, lục giác quanh viền áo;
chủ đề hoa văn trang phục người Vân Kiều cũng được khéo léo lựa chọn là hình ảnh
cây, lá, con vật gần gũi với đời sống hàng ngày với mong ước cuộc sống hài hòa
với thiên nhiên, nương rẫy, núi rừng nơi người dân sinh sống. Trang phục phụ nữ
gồm váy, áo, thắt lưng, choàng chéo vai, khăn, vòng mã não, vòng bạc, trang sức.
Trang phục đàn ông đơn giản với chiếc áo chui đầu, không tay, đóng khố.
Trang phục ngày cưới của người Vân Kiềm gồm chiếc áo sa-nun và chiếc váy tamuk, cô dâu Bru-Vân Kiều được tô điểm rạng rỡ hơn bởi chiếc khăn đam búi tóc đội đầu và vắt chéo trước ngực. Chiếc áo sa-nun, kết hợp với chiếc vòng cổ được làm từ bạc trắng, tạo nên sự hài hòa như màu sắc của thiên nhiên, núi rừng. Trang phục ngày cưới, đã tôn lên vẻ đẹp thùy mị, duyên dáng, không kém phần đoan trang của cô dâu Bru- Vân Kiều. Chú rể Bru- Vân Kiều, trong ngày cưới được khoác trên mình chiếc áo thổ cẩm tay dài, cài cúc trước ngực, kết hợp với chiếc xà rông có màu sắc sặc sỡ tạo sự mạnh mẽ, vui tươi và không kém phần trang trọng trong ngày cưới.
Cô gái Bru-Vân
Kiều trong trang phục sinh hoạt ngày thường, thường mang trang phục với Chiếc
áo “Sa-nun” màu xanh chàm được tô điểm bởi những đường hoa văn, họa tiết tỉ mỉ
trên cổ áo, tay áo và vạt áo. Ở giữa ngực áo có hai dãy cạp lụa đỏ thêu hoa văn
và đính hai hàng cúc trắng. Kết hợp với áo Sa-nun là chiếc váy “tamuk” được dệt
từ những sợi thổ cẩm, với các đường nét hoa văn độc đáo được tô điểm từ cạp váy
đến chân váy đã làm tăng thêm nét mềm mại, duyên dáng và quyến rũ của người phụ
nữ. Đàn ông chiếc áo thổ cẩm tay cánh, xẻ giữa ngực tôn lên dáng hình khỏe
khoán, thanh tú của người đàn ông, đồng thời tạo sự tiện lợi và linh hoạt cho
người mặc trong các hoạt động lao động sản suất và sinh hoạt đời thường.
Trang phục lễ hội
các cô gái, phụ nữ Bru-Vân Kiều thường chọn những bộ váy áo đẹp nhất, cùng với
chiếc khăn đam đội đầu và vấn ngực để chưng diện cho mình thật đẹp và lộng lẫy nhất.
Những bộ trang
phục của người dân Bru-Vân Kiều được truyền từ đời này sang đời khác nhằm bảo tồn,
gìn giữ dữ truyền thống bản sắc quý báu của người Bru-Vân Kiều cho các thế hệ
mai sau. Để bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa truyền thống này, rất cần sự quan
tâm của các cấp chính quyền trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá
nét đẹp văn hóa từ trang phục, khuyến khích đồng bào sử dụng trang phục của dân
tộc mình trong các lễ hội, lễ tết, ngày thường… Bên cạnh đó, cần có chính sách
bảo tồn, phát huy trang phục dân tộc để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của
địa phương.
Ngọc Tình - NT
- TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN TẠI XÃ THANH
- Khai giảng lớp tập huấn hướng dẫn cách chỉnh sửa, trộn, ghi và khôi phục âm thanh, ghi âm và chỉnh sửa file thu âm năm 2023
- ĐỘC ĐÁO NHẠC CỤ CỦA NGƯỜI VÂN KIỀU, PAKO Ở HƯỚNG HOÁ
- Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh huyện Hướng Hóa năm 2023
- Huyện Hướng Hoá: Hoàn thành việc triển khai các lớp tập huấn, truyền dạy văn hoá phi vật thể của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô.
Đang truy cập: 4723
Hôm nay: 17,385
Trong tuần: 87,786
Trong tháng: 120,407
Tổng lượt truy cập: 5,424,011