Đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Hướng Lập có đời sống văn hoá rất phong phú. Trải qua thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội cũng như sự tiếp nhận, giao thoa văn hoá các vùng miền, bản sắc văn hoá phần nào có sự mai một, tuy nhiên cho đến nay, bà con Vân Kiều ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quan truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Tục “ La- pê”, tức là cúng cầu may là một ví dụ điển hình.
Đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Hướng Lập có đời sống văn hoá rất phong phú. Trải qua thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội cũng như sự tiếp nhận, giao thoa văn hoá các vùng miền, bản sắc văn hoá phần nào có sự mai một, tuy nhiên cho đến nay, bà con Vân Kiều ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quan truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Tục “ La- pê”, tức là cúng cầu may là một ví dụ điển hình.
già làng và đại diện các hộ gia đình ở bản Cù Bai, Hướng Lập bàn bạc về lễ cúng tại rừng miếu.
Lễ cúng cầu may “La- Pê” được đồng bào Vân Kiều ở xã Hướng Lập tổ chức 05 năm một lần, nhằm mục đích cầu cho mưa thuận gió hoà, bà con dân bản sống yên ổn, đầm ấm, cầu cho các vong linh đã khuất được siêu thoát, phù hộ cho người đang còn sống được bình an.
Già làng gieo quẻ tại lễ cúng cầu may
Lễ cầu may tổ chức vào bất cứ tháng nào trong năm, tuỳ thuộc vào sự quyết định của già làng. Địa điểm tổ chức tại khu rừng miếu của làng. Làng nào cũng theo làng đó. Mọi người trong làng sẽ được phân công công việc cụ thể. Việc chuẩn bị cho lễ cúng cầu may được bà con chuẩn bị rất chu đáo, như địa điểm cúng, lễ vật, bài khấn, các vật dụng cần thiết khác. Lễ vật dâng cúng gồm có 01 con trâu, 01 con heo và 02 con gà và rượu trắng. Để chuẩn bị cho lễ cúng cầu may, ngoài chuẩn bị chu đáo về địa điểm, lễ vật, bài khấn thì bà con Vân Kiều ở Cù Bai, Hướng Lập còn phải chuẩn bị hai ngôi nhà miếu. Hai ngôi nhà này được thiết kế như ngôi nhà sàn thu nhỏ, làm bằng tre. Một ngôi nhà miếu lớn hơn để thờ cúng thần núi, thần sông và các vị thần lớn; còn ngôi nhà miếu cỡ nhỏ hơn là để thờ cúng các vong linh đã khuất. Khi đã chuẩn bị xong lễ vật thì ngay từ lúc sáng sớm, bà con trong làng sẽ tập trung tại khu rừng miếu để phát dọn sạch sẽ, chuẩn bị địa điểm cho lễ cúng vào buổi chiều tối hôm đó. Lễ cúng thường bắt đầu vào buổi chiều gần tối và kéo dài cho đến sáng sớm hôm sau. Tất cả các lễ cúng đều được tiến hành suốt đêm hôm đó một cách rất bài bản. Thành phần tham dự lễ “La- Pê” gồm có già làng, trưởng bản và đại diện tất cả các hộ dân trong làng. Sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ, giá làng sẽ dâng lễ vật và đọc bài khấn, nội dung chủ yếu là cầu mong các vị thần cũng như vong linh đã khuất phù hộ, đem lại sự may mắn cho dân làng. Đêm đó, các nghệ nhân cùng bà con trong bản tập trung đàn hát tại đây. Với các loại nhạc cụ như đàn tinh tung, khèn, đàn ta- plứa , bà con sẽ hát các bài hát bằng làn điệu tà oải và xà nơt, có nội dung chủ yếu đó là kể về những câu chuyện về sự mất mát, nỗi buồn trong cuộc sống và họ cầu mong các vị thần phù hộ cho dân làng được bình an.
Ông Hồ Văn
Đôn, già làng bản Cù Bai, xã Hướng Lập cho biết: “ Tôi chủ trì lễ cúng “La -pê”
tại bản này từ năm 2012, như vậy là trải qua hai lần cúng, vì 05 năm mới cúng 1
lần. Tôi được giao cho việc này từ khi già làng trước đã qua đời. Tôi được biết
đây là một lễ nghi rất quan trọng trong phong tục tập quán của đồng bào Vân Kiều
ở Hướng Lập, lưu truyền từ đời xa xưa đến nay, thể hiện tấm lòng thành của bà
con đối với thần linh cũng như người đã khuất, cầu mong được phù hộ cho cuộc sống
được bình an.”
Thanh Huyền - Hồ Giỏi
- Độc đáo trang phục truyền thống người Bru-Vân Kiều trong dịp lễ hội, ngày cưới và đời sống thường ngày
- TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN TẠI XÃ THANH
- Khai giảng lớp tập huấn hướng dẫn cách chỉnh sửa, trộn, ghi và khôi phục âm thanh, ghi âm và chỉnh sửa file thu âm năm 2023
- ĐỘC ĐÁO NHẠC CỤ CỦA NGƯỜI VÂN KIỀU, PAKO Ở HƯỚNG HOÁ
- Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh huyện Hướng Hóa năm 2023
Đang truy cập: 3538
Hôm nay: 15,336
Trong tuần: 85,737
Trong tháng: 118,358
Tổng lượt truy cập: 5,421,962