Cũng như bao hộ nông dân khác trong bản, anh Hồ Văn Khun, người dân tộc Vân Kiều ở bản Cồn, xã Tân Lập có diện tích đất canh tác rất hạn chế, làm ăn quần quật quanh năm vẫn mãi không khá lên được. 4 năm trở lại đây, nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi kiến thức khoa học kỹ thuật, cùng với sự dám nghĩ dám làm, anh Khun đã từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Cũng như bao hộ
nông dân khác trong bản, anh Hồ Văn Khun, người dân tộc Vân Kiều ở bản Cồn, xã
Tân Lập có diện tích đất canh tác rất hạn chế, làm ăn quần quật quanh năm vẫn
mãi không khá lên được. 4 năm trở lại đây, nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi kiến thức
khoa học kỹ thuật, cùng với sự dám nghĩ dám làm, anh Khun đã từng bước khắc phục
khó khăn, vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Trước đây, tổng diện tích 3 hecta sắn và 2 sào ruộng lúa là nguồn thu nhập chính của gia đình anh Hồ Văn Khun. Nhận thấy đất đai bản mình cũng như các vùng lân cận khá phì nhiêu màu mỡ, trong khi đó một số hộ để đất bỏ không, vì bận kinh doanh buôn bán không có công làm, Anh Khun quyết định tìm hỏi để thuê lại, bổ sung thêm nguồn đất canh tác cho gia đình. Lấy kinh nghiệm trồng sắn lâu nay của gia đình, anh Khun đã tích cực học hỏi thêm kiến thức khoa học kỹ thuật và nhất là kinh nghiệm từ các mô hình làm điểm trong vùng để nhân rộng. Anh thuê hơn 2 hecta đất để trồng sắn và 6 sào ruộng làm lúa nước tại tôn Tân Sơn và Tân Trung đồng thời chăn nuôi thêm bò nhốt. Nhờ được chăm bón kỹ càng, tuân thủ chặt chẽ kiến thức khoa học kỹ thuật nên sắn và lúa nước đều phát triển tốt, cho năng suất cao. Bình quân mỗi năm gia đình trên 60 tấn sắn củ tươi, tương đương trên 150 triệu đồng. 08 sào lúa cũng cho năng suất khá, mỗi năm thu hoạch khoảng 4,5 tấn, đảm bảo chủ động được nguồn lượng thực quanh năm cho gia đình. Đàn bò dần phát triển, đến nay có tổng đàn 06 con. Hiệu quả bước đầu này đã giúp gia đình anh Khun từng bước thoát nghèo và có cơ sở để tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất.
Anh: Hồ Văn Khun (bên phải) bên rẫy sắn củagia đinh mình
Nhận thấy tại
địa phương cũng như các vùng lân cận, bà con nông dân sản xuất lúa nước khá nhiều
mà chủ yếu làm thủ công, rất mất thời gian và công sức, anh Khun đã quyết tâm học
hỏi, nghiên cứu cách sử dụng các loại máy móc phục vụ sản xuất lúa nước, thiết
thực nhất là máy phay ruộng và máy đùn lúa. Đây là hai loại máy móc hỗ trợ công
làm đất cũng như thu hoạch lúa rất nhanh chóng, giải phóng sức lao động. Sau
khi nghiên cứu kỹ, năm 2020 anh trang bị 02 máy máy phay ruộng, 01 máy đùn lúa
với tổng kinh phí trên 100 triệu đồng. Anh là người dân tọc thiểu số đầu tiên
trên địa bàn xã mạnh dạn đầu tư máy móc thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp. Sự
thay đổi trong suy nghĩ và trong cách làm đã giúp gia đình anh Khun có những
thay đổi đáng kể trong sản xuất. Thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất lúa nước
đã giúp gia đình anh giải phóng sức lao động, việc đồng áng nhờ thế mà được giải
quyết nhanh gọn và hiệu quả. So với trước đây làm ruộng theo hướng thủ công thì
anh Khun thừa ra quỹ thời gian đáng kể, anh tập trung làm dịch vụ phay ruộng và
đùn lúa khắp nơi trong vùng cũng như các vùng lân cận. Mỗi vụ mùa, anh Khun thu
nhập được từ dịch vụ này trên 50 triệu đồng. Ngoài ra, lúc nông nhàn anh Khun
còn nhận làm thợ xây cho các công trình trong và ngoài địa phương.
Anh Hồ Văn
Khun cho biết: “ Do diện tích đất sản xuất của gia đình không nhiều nên tôi đã
tích cực tìm giải pháp để khắc phục. Phải biết kết hợp nhiều việc, và nhiều việc
đó hỗ trợ được lẫn nhau thì mới thuận lợi được. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục
duy trì và phát triển các mô hình hiện tại, đa dạng hoá thêm cây con, tăng cường
làm dịch vụ để nâng cao thu nhập cho gia đình”.
Đánh giá về hội
viên Hồ Văn Khun, anh Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lập cho
biết: “ Anh Hồ Văn Khun là một hội viên, cán bộ chi hội nông dân bản Cồn luôn
tích cực tham gia các hoạt động của hội, đặc biệt là phong trào nông dân thi
đua sản xuất kinh doanh giỏi. Trước đây, gia đình anh còn khó khăn do đất đai rất
ít, nhưng anh đã mạnh thay đổi cách làm, tích lũy và vay vốn NHCS để mua thêm đất,
đồng thời thuê đất thôn khác để sản xuất nhằm tăng thu nhập cho gia đình.Anh trở
thành hộ có thu nhập từ trồng sắn cao nhất trong bản, có năm lên đến 160 triệu
đồng”.
Nhờ tích cực,
chịu khó và dám nghĩ dám làm, anh Hồ Văn Khun đã dần nâng cao nguồn thu nhập của
gia đình qua từng năm, xây dựng ngôi nhà mới khang trang, đầy đủ tiện nghi với
tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng; đưa gia đình từng bước thoát nghèo và vươn
lên làm giàu, trở thành một trong những hội viên nông dân người Vân Kiều tiêu
biểu của xã Tân Lập.
Thanh Huyền
- Hội nông dân xã Tân Lập tổ chức điểm tuyên truyền bảo vệ môi trường
- “La - Pê”- tục cúng cầu may của đồng bào Vân Kiều ở xã Hướng Lập
- Độc đáo trang phục truyền thống người Bru-Vân Kiều trong dịp lễ hội, ngày cưới và đời sống thường ngày
- TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN TẠI XÃ THANH
- Khai giảng lớp tập huấn hướng dẫn cách chỉnh sửa, trộn, ghi và khôi phục âm thanh, ghi âm và chỉnh sửa file thu âm năm 2023
Đang truy cập: 3648
Hôm nay: 15,613
Trong tuần: 86,014
Trong tháng: 118,635
Tổng lượt truy cập: 5,422,239