Đàn Ta Lư cùng những giai điệu mượt mà là nét đặc sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần của người đồng bào Bru Vân Kiều, PaKô từ bao đời nay. Yêu mến nét đẹp truyền thống ấy, nghệ nhân Hồ Văn Mư ở bản A Xóc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã dành nhiều công sức sưu tầm, chế tạo đàn Ta Lư để nhằm bảo tồn và gìn giữ lại nhạc cụ truyền thống của đồng bào mình.
Đàn Ta Lư hay còn gọi là đàn (Achung, Tingtung, Thân thữa) đã gắn bó với nghệ nhân Hồ Văn Mư suốt cả cuộc đời. Ngay từ nhỏ, ông Mư được nghe chàng trai cô gái đồng bào mình đánh trong dịp Hội sim hay Lễ hội Xuân. Đã là trai bản thì phải biết đánh đàn Ta Lư của dân tộc mình, vì thế mà ông đã tìm đến lớp người đi trước để xin học những làn điệu thân thuộc. Giai điệu của đàn Ta Lư là những giai điều trầm bổng, du dương hòa theo câu từ hát Tà Oại “Ta Uãiq” của chàng trai cô gái khi tìm bản tình, tạo nên một điệu nhạc rất khác biệt và dễ đi vào lòng người. Sau khi đã trưởng thành và lập gia đình, ông Mư lại học cách chế tạo đàn, ông nên duyên với vợ mình cũng nhờ tiếng đàn Ta Lư.
Nghệ nhân Hồ Văn Mư bên cây đàn Ta Lư
Ông cho
biết, “Thủa ấy vợ ông là một cô thiếu nữ có giọng hát làn điệu Tà Oại “Ta Uãiq”
rất hay và khi nghe tiếng đàn của ông người thiếu nữ ấy đã đem lòng thương”. Nhận
thấy đàn Ta Lư là vốn quý của đồng bào Bru Vân Kiều - PaKô, nếu bị lãng quên
thì rất đáng tiếc, chính vì vậy ông đã tích cực sưu tầm và cách chế tác đàn sao
cha nghe hay. Theo ông Mư, muốn đánh được đàn Ta Lư trước hết phải hiểu về cấu
tạo và tiếng của các sợi dây của nó. Đàn Ta Lư là một nhạc cụ được làm từ những
cây gỗ nhẹ có tiếng vang như cây Mít, cây Mớc, cây lá Chân chim, cây (Hoa sữa)
hay còn gọi là Mò cua..dây đàn được làm từ sợi dây thường để dệt vải rồi sau
này được làm từ dây thép, dây gớc và hiện nay là dây số 1 của đàn Ghita. Đan Ta
Lư có 2 loại chính đó là đàn 3 dây và đàn 4 dây, có âm điệu cũng khá tương đồng
nhau, nhưng đàn 4 dây có thể đánh nhiều giai điệu. Người đánh đàn Ta Lư là người
phải phải biết thẩm âm để điều chỉnh cho phù hợp với giai điệu, đúng với giọng
của người hát và làn điệu của người hát. Đan Ta Lư có thể kết hợp với nhiều
nhác cụ khác nhau như: Khèn Bè, sáo, trống, Trua, “Tarle” tang le.. Mỗi dịp lễ,
tết, về nhà mới, mừng đám cưới, đàn Ta Lư lại được cất lên cùng tiếng sáo, khèn,
trống, chiêng rộn ràng. Tiếng đàn Ta Lư rất sinh động phản ánh tâm tư tình cảm
của đồng bào Bru Vân Kiều, PaKô. Với mong muốn gìn giữ lại nhạc cụ của đồng bào
mình, ông đã tích cực truyền dạy cho thanh niên trong bản và những địa phương
xung quanh. Những người có chung niềm đam mê, ông cũng được nhiều nghệ nhân tìm
đến nhờ chỉnh lại đàn Ta Lư và thay dây đàn mới và trao đổi kinh nghiệm đánh
đàn. Hiện nay không chỉ có ông Mư, mà vợ ông cũng là người đam mê với nhạc cụ
Ta Lư của đồng bào mình.
Với những việc làm thiết thực của mình, nghệ
nhân Hồ Văn Mư đã và đang góp phần gìn giữ, đưa làn điệu Ta Lư ngày càng thấm
sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều, PaKô ở
huyện miền núi Hướng Hóa.
Ngọc Tình - NT
- Hành trình vượt qua định kiến giới của người phụ nữ Vân Kiều, Quảng Trị
- Tổ công nghệ số cộng đồng "cánh tay nối dài" của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các cấp
- Nhiều Hội thi tại Ngày hội Văn hóa - thể thao thanh niên các dân tộc huyện Hướng Hóa năm 2023
- Đời sống tâm linh của người Bru - Vân Kiều
- Tấm gương vượt khó làm giàu của một nông dân Vân Kiều
Đang truy cập: 2223
Hôm nay: 12,509
Trong tuần: 82,910
Trong tháng: 115,531
Tổng lượt truy cập: 5,419,135