Hướng Hóa là một huyện miền núi với gần 50% dân số là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Xác định bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn là một nhiệm vụ có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, qua đó tác động tích cực đến ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét văn hóa đặc sắc trong cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Câu lạc bộ Hát dân ca truyền thống xã Hướng Phùng được thành lập năm 2022 sau quá trình được tuyên truyền vận động và hỗ trợ tích cực của Phòng VHTT huyện Hướng Hóa. Trong những ngày đầu năm mới này, không khí sinh hoạt của Câu lạc bộ sôi nổi hẳn. Tất cả các thành viên đều sắp xếp thời gian công việc gia đình, tranh thủ buổi tối để tập luyện chơi nhạc cụ, hát dân ca. Anh Hồ Văn Lý, chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết: “Trước đây thiếu nhiều nhạc cụ nên muốn tập luyện, sinh hoạt cũng khó. Đặc biệt là tại thôn Chênh Vênh có mô hình Làng du lịch sinh thái, chúng tôi cần tập luyện nhiều và biểu diễn phục vụ du khách nhưng không có điều kiện. Bây giờ được huyện hỗ trợ cồng chiêng, đàn, khèn bè, trang phục truyền thống của Vân Kiều nên Câu lạc bộ chúng tôi thường xuyên tập luyện rất thuận lợi.”
Hỗ trợ điều kiện về trang phục và nhạc cụ tạo điều kiện thuận lợi cho các Câu lạc bộ văn nghệ truyền thống tập luyện và biểu diễn.
Đồng bào các dân tộc Vân
Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa có đời sống văn hóa vô cùng phong phú.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội và sự giao thoa văn hóa nhiều vùng
miền, nên bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây dần
bị mai một. Một số nét văn hóa đặc sắc có nguy cơ mất hẳn. Thời gian qua huyện
Hướng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp sát thực, góp phần tích cực vào việc bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Vân Kiều và Pa Kô. Nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Vân Kiều,
Pa Kô được sưu tầm, lưu giữ. Các giá
trị văn hóa truyền thống về trang phục, dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống
… được bảo tồn và phát huy. Một số giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc
đang được định hướng xây dựng thành sản phẩm du lịch, nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Để xác định tầm quan trọng cũng như định hướng nhiệm vụ cụ thể và lâu dài cho chiến lược bảo tồn văn hóa các dân tộc, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hướng Hóa đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 02-NQ/HU ngày 28/10/2021 về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa”. UBND huyện cũng đã ban hành các Kế hoạch cụ thể để hiện thực hóa chủ trương của Nghị quyết, tiêu biểu như: Kế hoạch số 479/KH-UBND ngày 20/9/2022 về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 28/10/2021 về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa; Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 07/4/2020 của UBND huyện Hướng Hóa về thực hiện Chương trình hành động số 48-CTr/HU ngày 19/12/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó gắn nhiệm vụ bảo tồn văn hóa các dân tộc với nhiệm vụ phát triển du lịch; Kế hoạch số 455/KH-UBND ngày 31/8/2022 về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Hướng Hóa giai đoạn 2021 – 2025, trong đó chú trọng các nhiệm vụ bảo tồn văn hóa các dân tộc Vân Kiều và Pa Kô. Trên cơ sở đó, huyện Hướng Hóa đã tập trung triển khai các giải pháp sát với điều kiện thực tế của địa phương, đem lại kết quả đáng khích lệ. Gắn trách nhiệm, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn văn hóa các dân tộc. Chú trọng công tác tuyên truyền vận động trong cán bộ và Nhân dân đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số về ý thức, trách nhiệm của việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa thôn bản, phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của người dân. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa truyền thống, đặc biệt là tổ chức các hoạt động văn hóa, phục dựng lễ hội, thành lập các câu lạc bộ di sản, tập huấn kỹ năng hát dân ca truyền thống và nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, sử dụng các loại nhạc cụ. Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao ý thức về việc bảo tồn văn hóa dân tộc trong Nhân dân. Riêng năm 2022 đến nay, huyện Hướng Hóa đã tiến hành phục dựng có quy mô về lễ hội Mừng lúa mới- một lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa đặc biệt nhất đối với đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều, được đông đảo bà con nhân dân đồng tỉnh hưởng ứng. Vận động, hỗ trợ thành lập 08 Câu lạc bộ di sản, trong đó có 05 Câu lạc bộ Cồng chiêng, 02 Câu lạc bộ đan lát và 01 Câu lạc bộ hát dân ca truyền thống. Để hỗ trợ điều kiện cho các Câu lạc bộ di sản duy trì hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, huyện Hướng Hóa đã hỗ trợ nhạc cụ bao gồm cồng, chiêng, đàn dây, khèn bè và trang phục truyền thống với tổng kinh phí trên 100 triệu đồng. Tổ chức 04 lớp tập huấn biểu diễn cồng chiêng, trong đó 03 lớp cho học viên người Vân Kiều và 01 lớp cho người Pa Kô. Tổ chức 03 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng biểu diễn các làn điệu dân ca truyền thống của người Bru Vân Kiều. Các lớp tập huấn thu hút trên 350 học viên là thành viên các đội, nhóm văn nghệ của các thôn bản trên địa bàn huyện tham gia. Xây dựng Clip quảng bá về Lễ hội Mừng lúa mới của người Bru Vân Kiều và Clip quảng bá về nhạc cụ của người Vân Kiều, Pa Kô; xây dựng tập ảnh tư liệu phản ánh những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán, lễ hội… của người Vân Kiều, Pa Kô; xây dựng chuyên mục quảng bá văn hóa các dân tộc thiểu số trên trang Thông tin điện tử của Phòng VH&TT huyện; Tổ chức Phiên chợ vùng cao Xuân 2023 với hoạt động trọng tâm đó là quảng bá nông sản cùng những giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô…Bên cạnh đó, huyện Hướng Hóa cũng đã định hướng phát triển cho các mô hình du lịch dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số, nhằm kết hợp mục tiêu vừa bảo tồn văn hóa gắn kết với phát triển du lịch của địa phương.
Về định hướng trong thời gian tới, ông Phạm Trọng Hổ, Phó chủ tịch
UBND huyện Hướng Hóa cho biết: “Với đặc thù là huyện miền núi, chúng tôi xác định
việc bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô là nhiệm vụ hết sức
quan trọng. Thời gian tới, huyện Hướng Hóa sẽ tập trung chỉ đạo tăng cường các
giải pháp thiết thực thực hiện các mục tiêu đã đề ra trên tinh thần Nghị quyết
chuyên đề mà Đảng bộ huyện đã ban hành. Trong đó đặc biệt chú trọng các giải
pháp xây dựng môi trường văn hóa truyền thống, xây dựng các mô hình làng bản
truyền thống, xây dựng các mô hình du lịch dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số…
Qua đó làm sống lại môi trường văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đồng
thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng chủ động bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về bản sắc văn hóa đặc sắc của
dân tộc mình để phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.”
Đang truy cập: 1089
Hôm nay: 9,778
Trong tuần: 80,179
Trong tháng: 112,800
Tổng lượt truy cập: 5,416,404