Bản sắc dân tộc

Cô giáo Lê Thiên Lý cho biết: “ Tôi có một tình yêu rất kỳ lạ với văn hóa người Vân Kiều. Sắc màu thổ cẩm của trang phục, lễ hội rộn ràng thanh âm của nhạc cụ và những làn điệu dân ca truyền thống hay những phong tục tập quán, những món ăn độc đáo của người Vân Kiều luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn khiến tôi luôn muốn tìm tòi, nghiên cứu. Trước mắt, tôi sẽ tập trung nghiên cứu về trang phục của người Vân Kiều. Tôi muốn những đóng góp của mình sẽ giúp cho học sinh của tôi hiểu được bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, không để bị mai một theo thời gian”.

Sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi Hướng Hóa, những bản làng cùng những bản sắc văn hóa phong phú của người Vân Kiều trở nên thân thuộc đối với cô giáo Lê Thiên Lý. Và cũng từ đó, tình yêu đối với bản sắc văn hóa người Vân Kiều đã in sâu trong trái tim cô giáo vùng cao này, để rồi không quản ngại khó khăn vất vả tìm tòi nghiên cứu, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Vân Kiều đã đem đến cho cô nhiều trải nghiệm thú vị, nhiều kiến thức quý giá để truyền đạt cho học sinh, và hơn hết đó là thực hiện trọn vẹn tâm nguyện góp sức bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn.

 Ngay từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường, cô giáo Lê Thiên Lý đã rất thích thú với việc tìm hiểu bản sắc văn hóa của người Vân Kiều ở quê mình. Cô miệt mài nghiên cứu qua sách vở, những bài nghiên cứu trên các trang tạp chí, và đặc biệt là tìm hiểu qua những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng người Vân Kiều nơi cô sinh sống. Cô giáo Lê Thiên Lý cho biết: “ Tôi có một tình yêu rất kỳ lạ với văn hóa người Vân Kiều. Sắc màu thổ cẩm của trang phục, lễ hội rộn ràng thanh âm của nhạc cụ và những làn điệu dân ca truyền thống hay những phong tục tập quán, những món ăn độc đáo của người Vân Kiều luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn khiến tôi luôn muốn tìm tòi, nghiên cứu. Trước mắt, tôi sẽ tập trung nghiên cứu về trang phục của người Vân Kiều. Tôi muốn những đóng góp của mình sẽ giúp cho học sinh của tôi hiểu được bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, không để bị mai một theo thời gian”.

 Từ năm 2014 đến nay, cô Lê Thiên Lý giảng dạy bộ môn văn học tại trường THCS Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Ngoài giờ lên lớp, cô Lý bố trí thời gian hợp lý để nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa người Vân Kiều, nhất là đối với trang phục . “Tư liệu” chính cho quá trình nghiên cứu đó chính là thời gian thực tế tại cộng đồng người Vân Kiều. Cô tìm đến tận các bản làng để tìm hiểu về phong tục tập quán, lễ hội, và đặc biệt là trang phục. Những khoảng thời gian ấy luôn đúc kết cho cô những kiến thức quý giá. Từ những mẫu hoa văn trên váy áo phụ nữ, đàn ông đến ý nghĩa của từng loại hoa văn đều được cô tìm hiểu kỹ càng. Từ đó, cô Lý đã tự tay thiết kế lại từng mẫu hoa văn, chụp lại hình ảnh để làm tư liệu. Hiện nay, cô Lý đang tiếp tục phối hợp với những người có tay nghề cao về dệt thổ cẩm trên địa bàn để dệt lại từng mẫu hoa văn đó. Sau nhiều năm dày công tìm tòi ghiên cứu, sưu tầm, cô giáo Lê Thiên Lý đã hoàn thành bản thảo cuốn sách tìm hiểu về trang phục của người Vân Kiều, dự kiến sẽ được xuất bản trong năm nay.  Trong đó sẽ tập trung giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của các loại hoa văn trên trang phục người Vân Kiều, kèm những hình ảnh chân thực của từng loại hoa văn, kèm những bộ trang phục được thiết kế trên cơ sở những mẫu hoa văn do cô sưu tầm, vẽ lại. Với mong muốn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Vân Kiều, đặc biệt là trang phục, cô Thiên Lý đã đưa nội dung này vào các buổi ngoại khóa, mục “Chương trình địa phương” trong chương trình học tập của học sinh. Bằng những am hiểu cùng nguồn tư liệu phong phú sưu tầm, nghiên cứu được, cô đã truyền đạt được những giá trị đặc sắc về văn hóa người Vân Kiều cho học sinh. Ngoài ra những buổi ngoại khóa còn được cô Lý liên hệ, bố trí giảng dạy ngay tại địa bàn dân cư khối 5 và khối 6- cộng đồng của đồng bào Vân Kiều sinh sống. Nhờ thế các buổi học luôn được học sinh thích thú.

Ngoài tìm hiểu về trang phục của người Vân Kiều, cô Thiên Lý còn dành thời gian nghiên cứu về các loại nhạc cụ, các làn điệu dân ca và lễ hội truyền thống để đưa vào chương trình giảng dạy, nhằm giới thiệu cho học sinh về những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Vân Kiều. Về dự định sắp tới, cô Thiên Lý cho biết thêm: “ Hiện tại tôi có kết nối với một số người bạn là người dân tộc thiểu số, có am hiểu sâu về văn hóa của người Vân Kiều để hoàn thiện cuốn sách về trang phục người Vân Kiều, đồng thời xây dựng một số hình ảnh tư liệu, phim ngắn tư liệu phản ánh về đời sống, phong tục tập quán của người Vân Kiều, nhằm góp phần xây dựng nguồn tư liệu để giảng dạy cho học sinh, đồng thời quảng bá trên các kênh truyền thông nhằm giới thiệu rộng rãi về bản sắc văn hóa đặc sắc của người Vân Kiều”.

Với tình yêu sâu nặng cùng với đam mê, nhiệt huyết đặc biệt dành cho bản sắc văn hóa Vân Kiều, những đóng góp của cô giáo Lê Thiên Lý góp phần đáng kể vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số, nhất là trong trường học.

T.H

 

 

 

Đang truy cập: 3768

Hôm nay: 3,305

Trong tuần: 96,576

Trong tháng: 129,197

Tổng lượt truy cập: 5,432,801