Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, trong những năm gần đây, rất nhiều hộ nông dân ở xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa đã triển khai và đem lại hiệu quả thiết thực, trong đó chủ yếu chuyển đổi từ mô hình cà phê lâu năm kém chất lượng sang trồng cây ăn quả. Mô hình trồng cam của gia đình anh Hồ Thiện Nhân và chị Hồ Thị Hoài Nhân ở thôn Của là một điển hình như thế.
Năm
2018, nhận thấy diện tích cà
phê lâu năm của gia đình nay đã cằn cỗi, anh Thiện Nhân và chị Hoài Nhân đã bàn
bạc với gia đình bố mẹ cùng quyết tâm chuyển đổi diện tích cà phê liền kề của cả
hai gia đình với tổng diện tích 2ha sang trồng loại cây trồng
khác. Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tỉnh từ khâu lấy mẫu đất, nguồn nước
để phân tích, nghiên cứu, gia đình anh chị đã quy hoạch tổng
thể vườn
nhà, triển khai tốt khâu làm đất để
xây dựng mô hình “Trồng thâm canh cam đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Khi triển khai mô hình này, gia đình anh chị đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn hỗ trợ toàn bộ cây giống, hỗ trợ phân bón cho năm đầu tiên, tập huấn
kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như thu hái.
Anh Hồ Thiện Nhân cho biết: “Do đặc thù công việc cả hai vợ chồng đều là giáo viên, không có nhiều thời gian nhàn rỗi, bố mẹ lại cao tuổi nên không thể làm các mô hình cây trồng khác. Chỉ có cây ăn quả mới có thể tranh thủ sắp xếp công việc chính để làm được. Hiệu quả bước đầu cho thấy đem lại kết quả khả quan nên chúng tôi rất yên tâm để tiếp tục đầu tư”.
Trên
diện tích 2 ha, gia đình anh Nhân trồng trên 500 gốc cam giống cam Vinh, ngoài
ra có trồng xen thêm một ít cây ăn quả khác, như bưởi, chuối. Với phương thức
canh tác hữu cơ, không phun hóa chất, không bón nhiều phân mà chủ yếu giữ chất
dinh dưỡng cho cây bằng phương pháp cân bằng sinh học. Vườn để nguyên cỏ, chỉ cắt bớt, nhằm cân bằng sinh học trong đất. Không dùng hóa chất làm chết vi khuẩn có lợi, mất khoáng chất
cần thiết trong đất.
Ngoài ra, anh cho trồng xen chuối, vú sữa,
bưởi với trên 200 gốc, nhằm cân bằng hệ sinh thái. Nhờ
nghiên cứu tìm hiểu kỹ về kiến thức khoa học kỹ thuật, tuân thủ chặt chẽ quy
trình sản xuất theo hướng hữu cơ, sau hơn 3 năm, vườn cam của gia đình anh đã
cho thu hoạch, quả khá sai, đều và ngọt thanh. Bình quân mỗi gốc cam cho thu hoạch
từ 15- 20 kg trái. Sản phẩm chủ yếu được bán ngay tại vườn nhà và bán qua mạng,
bình quân 25 nghìn đồng/kg, rất được khách hàng ưa chuộng, vì thế cam của mô
hình này luôn được bán hết ngay sau khi thu hái. So với cà phê thì mô hình cam
Vinh hữu cơ của gia đình anh Nhân cho thu nhập cao và ổn định hơn, bên cạnh đó
là ít đòi hỏi công chăm bón cũng như phân bón. Vì thế rất thuận lợi cho gia
đình anh Nhân đầu tư phát triển.
Anh
Nhân cho biết thêm: “Đối với gia đình tôi, mô hình này không chỉ đem lại lợi
ích kinh tế một cách phù hợp điều kiện gia đình mà đây còn là nơi giải trí sau
giờ làm việc, đem lại sản phẩm an toàn cho gia đình cũng như xã hội. Sắp tới gia đình tôi tiếp tục chăm sóc, duy trì mô hình cam, đồng thời tiến
hành xen canh một số loại cây ăn quả khác, đảm bảo mùa nào cũng có
sản phẩm bán ra thị trường”.
- Định danh điện tử cánh cửa liên thông hoàn thiện xã hội số
- Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Hướng Hóa năm 2023
- Khai mạc phiên chợ sản phẩm đặc trưng, sản phẩm Ocop tỉnh Quảng Trị năm 2023
- Cô giáo Vân Kiều tình nguyện dạy bơi phòng chống đuối nước cho trẻ em vùng bản
- Vợ chồng nghèo người Vân Kiều nhiều lần hiến đất xây dựng công trình dân sinh
Đang truy cập: 1846
Hôm nay: 25,789
Trong tuần: 119,060
Trong tháng: 151,681
Tổng lượt truy cập: 5,455,285