Sau 5 năm thực hiện Quyết
định số 284/QĐ-TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt
Nam nhìn chung công tác chỉ đạo triển khai; các hoạt
động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam (21/4) trên địa bàn huyện Hướng Hóa hàng năm
diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi, đặc biệt tại các trường học đã
đem lại hiệu quả thiết thực tác động rất lớn đến nâng cao nhận thức của mỗi người,
nhất là các em học sinh về ý nghĩa to lớn của việc đọc sách đối với việc bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.
Kết quả đạt được cụ thể như sau:
-
Công tác chỉ đạo triển khai:
+ Qua các năm, thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Trị; kế hoạch của Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân huyện
Hướng Hóa chỉ đạo và ban
hành Kế hoạch tổ chức và triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam (21/4)
trên địa bàn huyện Hướng Hóa.
+ Theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn
vị; UBND các xã, thị trấn; trường học trân địa bàn huyện tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam như: tọa đàm,
giao lưu, kể chuyện theo sách, ngày hội trao đổi sách, ký tặng sách, hiến tặng
sách, hội thi kể chuyện theo sách, sắp xếp mô hình sách...
+Hướng dẫn công tác tuyên truyền, treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp
phích…“Hưởng
ứng Ngày Sách Việt Nam 21/4” tại
trụ sở cơ quan, các trục đường chính, nơi công cộng, nơi đông dân cư…
- Kết quả thực hiện các hoạt động hưởng ứng:
+ Đối với Thư viện huyện: Tổ chức trưng bày, giới
thiệu sách, báo, tài liệu trong hệ thống thư viện nhằm tạo điều kiện phục vụ tốt
cho người đọc. Tổ chức tọa đàm giao lưu kể chuyện theo sách; tổ chức trao đổi
sách, hiến tặng sách. Tổ chức trao đổi sách, hiến tặng sách; quyên góp sách tặng
trẻ em nghèo, thanh thiếu niên vùng khó khăn, hỗ trợ các thư viện, tủ sách vùng
sâu, vùng khó khăn của huyện, cụ thể: Trao
tặng sách, báo, tạp chí cho một số trường học trên địa bàn huyện với số lượng:
250 cuốn báo, tạp chí; 450 cuốn sách; Phối
hợp, chuyển sách, báo về cho các trường phục vụ các hoạt động hưởng ứng Ngày
Sách Việt Nam với số lượng trên 500 cuốn. Phát động xây dựng tủ
sách gia đình, dòng họ, phòng đọc nhà văn hóa tại các thôn, bản, khối, khóm. Giới
thiệu các loại sách hay, có giá trị trên trang thông tin điện tử của cơ quan
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện.
+ Đối với các thư viện, tủ sách cộng cộng của
các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn: Tùy vào điều kiện của đơn vị đã lồng
ghép tổ chức tuyên truyền, triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Sách Việt
Nam 21/4” hàng năm một cách phù hợp, thiết thực.
+ Đối với các trường học: Hàng năm tất cả các
trường học (có 40 trường phổ thông) trên toàn huyện đã tổ chức các hoạt động
động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam 21/4 với nhiều hình thức phong phú, đa dạng,
hấp dẫn thu hút và lôi cuốn các em học sinh tham gia gắn với các chương trình
hoạt động của Đoàn, Đội; có báo cáo tình hính thực hiện về UBND huyện qua Phòng
Văn hóa và Thông tin huyện. Phát động phong trào thi đua đọc sách trong nhà
trường, tổ chức hoạt động thuyết trình, đọc và làm theo sách, xếp mô hình sách;
tổ chức các trò chơi dân gian gắn với việc đọc sách. Tổ chức các phong trào,
chương trình quyên góp, ủng hộ sách, vở cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, tiêu biểu như trường Tiểu học Hướng Phùng, trường Tiểu học
số 1 Khe Sanh, trường TH&THCS Hướng Việt…
Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt
năm hàng năm còn gặp một số hạn chế, khó khăn:
- Sự phối hợp, triển khai thực
hiện của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, các xã,
thị trấn trong việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Sách Việt Nam 21/4”
hàng năm hiệu quả chưa cao.
- Kinh
phí hàng năm cấp cho hoạt động của Thư viện huyện, tổ chức các hoạt động “Ngày
sách Việt Nam” không có.
- Cơ sở vật chất của Thư viện huyện đã xuống cấp như: giá sách,
bàn ghế, lan can bảo vệ lên tầng 2 của Thư viện huyện bị hư hỏng nên ảnh hưởng
đến tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam và các hoạt động khác.
- Trang thiết bị, máy vi tính phục vụ
cho công việc của Thư viện huyện lạc hậu, đã bị hư hỏng không sử dụng được.
- Nguồn tài liệu bổ sung
hàng năm cho thư viện chủ yếu do Chương trình mục tiêu Quốc gia cấp, nhưng đến
năm 2015 chương trình mục tiêu đã hết triển khai thực hiện. Hiện tại nguồn sách
bổ sung do các nhà xuất bản biếu, tặng số lượng không nhiều nên chưa đáp ứng yêu
cầu trưng bày, triễn lãm sách cũng như luân chuyển sách báo về cơ sở.
Để
hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam hàng năm trên địa bàn huyện Hướng Hóa
mang lại hiệu quả thiết thực chúng ta cần tập
trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức của mỗi người về ý nghĩa, văn
hóa của việc đọc sách nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy,
giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Nêu cao trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, các xã, thị trấn đối với những
người viết sách, xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong đời sống xã hội.
- Tiếp tục xây dựng Kế hoạch chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan ban
ngành, các đơn vị trường học tổ chức các hoạt động Ngày sách Việt Nam hàng năm
với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng để toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức,
học sinh và nhân dân tham có điều kiện tham gia vui chơi giải trí, học tập chia
sẽ kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển hướng tới xây dựng một xã xội học tập,
một nét đẹp trong đời sống xã hội.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền cấp
kinh phí cho hoạt động của Thư viện huyện, mua sắm sách, báo và sửa chữa các hạng
mục đã bị hư hỏng nặng.
- Phát động tổ chức các chương trình quyên góp sách,
ủng hộ sách cho các thư viện xã, các đơn vị trường học ở vùng sâu, vùng xa có
điều kiện khó khăn.
- Đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Ngày sách Việt
Nam
(21/4) hàng năm sâu rộng trong cán bộ và nhân dân.
Ánh Nga