Vấn đề tứ nhất là: Bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Vân Kiều và Pa Kô: Huyện chúng ta có 3
dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Vân Kiều và Pa Kô, trong đó dân tộc Pa Kô,
Vân Kiều chiếm khoảng trên dưới 50% đã tạo nên nền văn hóa ở Hướng Hóa phong
phú với bản sắc độc đáo của các dân tộc.
Trong công tác tham mưu, chỉ đạo, Phòng Văn hóa và Thông
tin huyện luôn chú trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V khóa VIII và “Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất
nước" theo Nghị quyết 33 của Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI, trong đó xác định nhiệm vụ
hết sức quan trọng là bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa dân tộc Vân Kiều,
Pa Kô. Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo huyện và cấp ủy chính quyền các cấp
nên cho đến nay nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội từng bước được thực
hiện theo nếp sống mới nhưng vẫn mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc như: việc
tổ chức lễ cưới được nhân dân tổ chức trang trọng, tiết kiệm đúng quy định Luật
Hôn nhân và gia đình, phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc, không còn tình
trạng thách cưới, và các phong tục nghi lễ rườm rà; việc tang được tổ chức chu
đáo, trang nghiêm, tiết kiệm phù hợp truyền thống đạo lý của dân tộc, thời gian
tổ chức tang lễ đa số thực hiện đúng quy định, các hủ tục lạc hậu cơ bản dần
được xoá bỏ.
Tuy nhiên các cấp, các ngành vẫn chưa quan tâm triệt để trong lĩnh
vực bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa; công tác tuyên truyền, làm nhận
thức rõ vấn đề về bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cho người dân đang
còn nhiều khó khăn do sự thiếu hiểu biết. Mặt khác kinh phí cho công tác thực
hiện chính sách văn hóa vùng dân tộc ít người chưa đáp ứng so với nhu cầu.
Bên cạnh đó tư tưởng về bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc Vân Kiều, Pa Kô không được nhất quán, thể hiện ở xu hướng
tiếp nhận giá trị văn hóa của dân tộc Kinh mà họ cho là phù hợp với bản thân hiện
tại (đặc biệt là thế hệ trẻ); bởi vậy trong cuộc sống phong tục tập quán của
dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện có
sự biến dạng trong bản sắc văn hóa; ngoài ra một yếu tố quan trọng là do quá
trình phát triển của xã hội, tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại nên
các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Vân Kiều, Pa
Kô ngày
dần mất đi.
Giải pháp cần tập
trung là: Xây dựng kế hoạch, đề án bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân
tộc trên địa bàn huyện. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn
thể trong công tác chỉ đạo, vận động nhân dân bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa của dân tộc mình. Hàng năm nên chọn tổ chức phục dựng 1 hoặc 2 lễ hội
truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô. Xây
dựng phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương với những những làn điệu dân ca,
dân vũ. Sưu tầm các nhạc cụ dân tộc; tạo dựng không gian cồng chiêng, thống kê
đội ngũ các nghệ nhân để có lực lượng trao truyền cho thế hệ sau nhằm phát huy
và bảo tồn văn hóa phi vật thể dân tộc; khơi dậy các nghề truyền thống như đan
lát, dệt thổ cẩm... để góp phần bảo tồn văn hóa mặc, phục hồi và phát huy trang
phục truyền thống dân
tộc Vân Kiều, Pa Kô. Đảm bảo nguồn kinh
phí cho hoạt động thực hiện chính sách bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Vân Kiều, Pa Kô tại địa phương.
Vấn đề tứ hai là: Chất
lượng làng văn hóa, đơn vị văn hóa, xã-thị trấn văn hóa:
- Chất lượng làng văn
hóa:
Số lượng làng, xã đạt
danh hiệu làng văn hoá được tăng thêm qua từng năm. Tính đến nay toàn huyện đã
tổ chức phát động xây dựng được 194/194 làng, đạt tỷ lệ 100%; đã công nhận
166/194 làng văn hóa lần đầu (tỷ lệ 85,56%); 01 làng (khối) được công nhận danh
hiệu Khối văn hóa lần 2; 14 làng được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận làng văn
hóa xuất sắc.
Qua theo dõi, chỉ đạo
kiểm tra, thẩm định bình xét hàng năm cho thấy, các làng văn hoá và các làng
đăng ký xây dựng làng văn hoá đều đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, luôn đảm bảo
tính ổn định về kinh tế và từng bước phát triển mọi mặt theo hướng bền vững.
Việc xây dựng hương ước của các làng được chú trọng đưa các nội dung xây dựng
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, thực hiện kế hoạch hoá
gia đình, xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá và các chỉ tiêu về xây dựng
cơ sở vật chất, các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao, khuyến học.
- Chất lượng đơn vị
văn hóa:
Xây dựng cơ quan, đơn
vị văn hoá là một trong những nội dung lớn của phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”, cùng với công cuộc đẩy mạnh cải cách hành chính,
phong trào đã mang lại những hiệu quả thiết thực, tạo ra bước phát triển mới về
chất lượng và số lượng. Tính đến nay toàn huyện có 117/118 đơn vị đã phát động,
đạt tỷ lệ 99%, công nhận lần đầu 114 đơn vị (tỷ lệ 96,6%), công nhận lại 06 đơn
vị (tỷ lệ 5,1%); 9 đơn vị được công nhận Đơn vị văn hóa xuất sắc (tỷ lệ 7,63%).
- Chất lượng xã-thị
trấn văn hóa:
Toàn huyện có 11 xã,
thị trấn phát động xây dựng điển hình văn hóa (Khe Sanh, Lao Bảo, Tân Long, Tân
Thành, Tân Liên, Tân Hợp, A Xing, Hướng Việt, Hướng Linh, Xy và Tân Lập) (đạt
tỷ lệ 50%). Trong đó có 06 xã, thị trấn đạt danh hiệu điển hình văn hóa (Lao
Bảo, Khe Sanh, Tân Thành, Tân Hợp, Tân Long và A Xing) (đạt tỷ lệ 27,2%), 03 xã
đạt chuẩn xã văn hóa (Hướng Việt, Tân Lập và Tân Liên) (đạt tỷ lệ 13,6%). Đến nay huyện Hướng Hóa có 07 xã (Tân
Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, A Xing và Thuận) phát động xây
dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và 02 thị trấn (Khe Sanh, Lao Bảo) phát
động xây dựng thị trấn đô thị văn minh. Theo quy định về thời gian thì đến năm
2017 đã đủ điều kiện công nhận nếu đạt các tiêu chí theo đề án của địa phương
xây dựng và UBND huyện đã phê chuẩn.
- Quản lý, duy tu sử
dụng các di tích trên địa bàn: Hướng Hóa có 21 di tích lịch sử văn hóa; trong
đó: 03 di tích lịch sử cấp quốc gia, 01 di tích khảo cổ, 17 di tích lịch sử cấp
tỉnh được công nhận từ năm 1996 phân cấp cho huyện quản lý; bên cạnh 3 di tích
lịch sử cấp quốc gia được quan tâm đầu tư xây dựng, thì 17 di tích lịch sử và
01 di tích khảo cổ hầu hết đang dần trở thành phế tích nghiêm trọng. Những năm qua
thấy được sự xuống cấp của hệ thống di tích trên bàn huyện và thực hiện Nghị
quyết 17/2013/HĐND ngày 31/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị công tác
đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa nên
Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch 126/KH-UBND
ngày 08 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban Nhân dân huyện Hướng Hóa về Bảo tồn, tôn
tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016 đến 2020.
Tuy nhiên, việc thực
hiện kế hoạch bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị di tích
lịch sử chưa được thực hiện vì rất khó khăn trong bố trí kinh phí cho việc duy
tu để sử dụng các di tích này. Chủ yếu trên cơ sở phòng chỉ đạo các xã, thị
trấn có di tích tăng cường công tác quản lý, kêu gọi xã hội hóa xây dựng các
công trình bia tưởng niệm, phối hợp với các đơn vị trường học chăm sóc bảo vệ
di tích tại các di tích như Nhà đày Lao Bảo, Xe tăng Làng Vây, Tượng đài Chiến
thắng Khe Sanh.
Đề nghị: Tiếp tục
thực hiện Nghị quyết 17/2013/HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị; Kế
hoạch 126/KH-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban Nhân dân huyện Hướng Hóa
về Bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh huyện Hướng Hóa; trong đó chú trọng và trước mắt cắm mốc khoanh
vùng, xác định và bảo vệ tất cả các di tích trên địa bàn huyện. Giải quyết việc
cấp đất cho di tích, tránh việc xâm cư, lấn đất ảnh hưởng đến di tích. Đảm bảo
nguồn kinh phí thực hiện.
Vấn đề tứ ba là: Quản
lý các dịch vụ intrenet, karaoke: Xác định hoạt động kinh doanh internet, trò
chơi điện tử, karaoke là nơi có nguy cơ xảy ra các tệ nạn trong xã hội như
nghiện game, dẫn đến các tệ nạn trộm cắp, cướp giật, diết người, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đạo đức xã hội; là nơi tiềm ẩn nguy cơ hình thành các tụ điểm
sử dụng, buôn bán, tàng trữ ma túy. Nên phòng đã tăng cường công tác quản lý
như sau:
- Đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn đến các đại lý kinh doanh internet
và điểm cung cấp trò chơi điện tử thực hiện Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày
15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng; các văn bản của Bộ thông tin và Truyền thông; Nghị định
103/NĐ-CP về quán lý hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; công
tác thẩm định điều kiện trò chơi điện tử theo quy định của pháp luật nhìn chung
các cơ sở kinh doanh dịch vụ internet và điểm cung cấp trò chơi điện tử công
cộng, karaoke trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã chấp hành nghiêm túc và triển khai
thực hiện tốt.
- Thời gian qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông thanh tra công tác này
trên địa bàn. Mặt khác Phòng cũng đã tham mưu UBND huyện ban hành quyết định
thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa - Thông tin và Công an huyện phối
hợp tổ chức thường xuyên các đợt thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở
vi phạm.
- Chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đảm bảo
an ninh trật tự, an toàn xã hội trong kinh doanh tại địa phương mình.
Tuy nhiên vẫn con số cơ sở kinh doanh chưa tuân thủ các quy định của pháp
luật; hoạt động cung cấp dịch vụ ngoài giờ quy định; để giải quyết tình trạng
này trong thời gian tới Phòng Văn hóa và Thông tin huyện sẽ tăng cường công tác
tuyên truyền, vận động, thanh tra, kiểm tra để các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn
hóa đi vào nền nếp ổn định.
Vấn đề tứ tư là: Các biển hiệu pano áp phích đã xuống cấp
không phù hợp:
Thực tế có những thời điểm một số biển hiệu pano áp phích đã xuống cấp
không phù hợp do thời tiết và khó khăn về kinh phí nên khắc phục thiếu kịp
thời. Song, qua từng đợt cụ thể đã được sự quan tâm của huyện nên đã tăng cường
thay đổi các mặt pano trên địa bàn gắn với việc huy động nguồn lực từ xã hội
hóa phù hợp với tính thời sự.
Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Viễn thông Hướng
Hóa; các doanh nghiệp đã tiến hành thay các mặt áp phích treo trên trụ điện
chiếu sáng trên toàn huyện, Viettel Hướng Hóa đầu tư xây mới 4 cụm pano nhỏ tại
hành lang giao thông trước cơ quan huyện ủy và UBND huyện truyên truyền nhiệm
vụ chính trị của huyện đến 15/ 01/2017 hoàn thành.
- Xuân
Phúc -